Hệ tiêu hóa có lẽ là bộ phận đặc biệt gần gũi và cũng dễ xảy ra vấn đề nhất của con người. Khi bạn lỡ ăn phải một món gì đó đã bị để trong tủ lạnh quá lâu, hay ăn đồ ăn quá nhiều dầu mỡ thì hệ tiêu hóa của bạn sẽ rất dễ xảy ra vấn đề. Nó sẽ truyền đến cho bạn một tín hiệu để bạn biết rằng hệ tiêu hóa đang không ổn, và đó thường sẽ là đau bụng, nôn mửa,… Và bạn sẽ biết các bệnh về hệ tiêu hóa không dễ chịu chút nào đâu, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa – căn bệnh thường thấy gây cho người bệnh vô cùng nhiều sự “đau khổ”. Nhưng rối loạn tiêu hóa lại rất dễ để phòng ngừa, hầu như cách phòng ngừa loại bệnh này đều là thường thức.
Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa khá đa dạng, bạn sẽ cần học cách để nhận biết chúng để có thể tìm được phương pháp giải quyết phù hợp. Ngoài ra phòng bệnh rối loạn tiêu hóa cũng là vô cùng cần thiết, tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé.
Mục lục
Các triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề hấp thụ dinh dưỡng và sức khỏe của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Đây là căn bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh được bởi nguyên nhân chính gây bệnh chính là lối sinh hoạt không lành mạnh của chúng ta.
Gây ra táo bón
Là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ thường do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc uống sữa bột. Hay một số trẻ do bệnh lý ở đường ruột (bệnh phình đại tràng bẩm sinh). Có thể do ít được vận động cơ thể (bồng bế suốt ngày). Ở người lớn, táo bón do uống ít nước. Ít hoặc không vận động cơ thể hoặc do chế độ ăn uống (nghiện rượu, ăn ít rau hoặc không ăn rau, không có thói quen ăn canh hoặc các loại trái cây chín).
Gây ra tiêu chảy
Có thể chỉ là tiêu chảy thường do thiếu men tiêu hóa. Hoặc có thể do loạn khuẩn bởi sử dụng kháng sinh bừa bãi làm mất cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn đường ruột. Hoặc gặp ở viêm đại tràng mạn tính, viêm đại tràng co thắt hoặc hội chứng ruột kích thích… Tiêu chảy có thể là do bệnh lý nhiễm khuẩn (tiêu chảy do E.coli hoặc do lỵ trực khuẩn (Shigella) hoặc do lỵ amip).
Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác
Đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, hôi miệng, thậm chí buồn nôn hoặc nôn,… Cũng là một trong những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.
Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa như thế nào?
Không hút thuốc lá và siêng vận động
Với người lớn cần tránh hút thuốc lá vì nó làm tăng nồng độ a-xít và tích khí trong bụng. Ảnh hưởng đến nhu động ruột. Vận động cơ thể là điều không nên bỏ qua.
Với trẻ em nên cho trẻ vui chơi, chạy nhảy. Ngay cả bơi trong sự giám sát của người lớn. Không nên bế ẵm suốt ngày (trẻ nhỏ). Người lớn, vận động cơ thể giúp cho khí huyết lưu thông. Hệ tiêu hóa nhu động tốt, nhất là với người táo bón bằng các hình thức dễ thực hiện. Như chơi cầu lông, bơi, nhất là đi bộ. Mỗi ngày nên đi bộ khoảng 60 phút chia làm 2 -3 lần. Tuy nhiên không đi bộ vào lúc trời nắng gắt, vừa ăn xong. Và nên chọn vị trí đi bộ hợp lý tránh va vấp, đụng độ với các phương tiện giao thông.
Nạp nhiều chất xơ
Nên sử dụng các chất xơ có trong các loại ngũ cốc, rau lá xanh, sa lát và trái cây để giúp điều chỉnh hoạt động ruột. Phân sẽ tốt hơn và nhu động ruột sẽ dần dần trở về bình thường. Hơn nữa đây cũng là nguồn cung cấp các vitamin cho cơ thể. Người táo bón nên ăn thêm chuối tiêu, củ khoai lang luộc, nướng, các loại rau giúp giảm táo bón (rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang…).
Tránh ăn các loại chất kích thích
Đối với những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn nhiều các loại chất kích thích (hành, tỏi, ớt, hồ tiêu, mù tạt…). Không nên uống rượu, bia, nước giải khát có gas. Sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu đang bị rối loạn tiêu hóa nên hạn chế dùng. Hoặc kiêng hẳn cho đến khi tiêu hóa bình thường. Bởi vì, trong sữa có đường lactoza. Là thành phần khó tiêu khi bộ phận tiêu hóa không bình thường. Đồng thời nên hạn chế đến mức tối đa sử dụng những món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
Cẩn thận trong thực phẩm hằng ngày
Thực phẩm dùng hàng ngày cần có nguồn gốc rõ ràng. Không nên sử dụng các loại thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn, để trong tủ lạnh quá lâu. Hay những thức ăn đường phố không rõ xuất xứ. Cần ăn chín, không ăn các loại thức ăn chưa nấu chín (tiết canh, rau sống, nem chua, nem chạo, gỏi…). Và không uống nước chưa đun sôi. Nhất là các vùng nông thôn, miền núi.
Để giúp hệ tiêu hóa có thể ổn định và cân bằng, nên thay đổi chế độ ăn uống của mình. Nhất là mùa nắng nóng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn, uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho tất cả mọi lứa tuổi. Với trẻ em (do sức đề kháng chưa hoàn chỉnh), người có tuổi bởi sức đề kháng đã suy giảm do tuổi cao, cần được quan tâm đặc biệt hơn.