Mùa đông ở Tây Bắc sẽ bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 1. Đây chính là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn đi thám hiểm rừng núi hùng vĩ, hoang dã ở phía Bắc nước ta. Tuy nhiên, vào thời điểm này nhiệt độ xuống rất thấp, nhiều nơi có tuyết rơi và băng giá. Vì vậy bạn nên tìm hiểu những kinh nghiệm du lịch mùa đông tại Tây Bắc, để chuyến đi chơi của bạn trở nên hoàn hảo hơn. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ lưu ý bạn các vấn đề cần thiết khi đi du lịch Tây Bắc vào mùa đông nhé.
Mục lục
Một số điều cần chuẩn bị khi đi du lịch Tây Bắc vào mùa đông
Mùa đông là thời gian du lịch tuyệt vời cho những người thích khám phá rừng núi hùng vĩ, hoang dã miền phía bắc. Tuy nhiên sẽ có một vài lưu ý nhỏ nếu bạn muốn đi du lịch khám phá vào mùa này
Theo dõi dự báo thời tiết hàng ngày
Trong một tuần trước chuyến đi của bạn, hãy theo dõi tình hình thời tiết tại điểm đến và kiểm tra dự báo thời tiết trong 48 giờ tới. Biết các điều kiện như thế nào trước khi bạn đến sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ. Đừng bao giờ ngại cắt ngắn ngày của bạn hoặc thậm chí hủy bỏ chuyến đi nếu điều kiện xấu hơn.
Chuẩn bị quần áo đủ ấm cho bản thân
Quy tắc mặc đồ nhiều lớp để giữ nhiệt cho cơ thể. Bạn nên mặc lớp áo thun giữ nhiệt trong cùng, sau đó mặc lớp áp lông cừu (giả lông cừu) hoặc len. Tiếp tục mặc một áo khoác có khả năng chống thấm nước và thoáng khí để bảo vệ cơ thể khỏi thời tiết xấu. Nếu bạn cần thêm lớp cách nhiệt, một chiếc áo gi-lê nhẹ; mặc giữa lớp lông cừu và lớp áo ngoài cùng sẽ cung cấp thêm lớp cách nhiệt cho cơ thể. Có một gợi ý là bạn nên tránh mặc đồ cotton. Bởi vì chất vải này giữ độ ẩm nên sẽ khiến bạn lạnh nếu chẳng may bị ướt.
Phần thân dưới cũng mặc theo quy tắc nhiều lớp với lớp quần mỏng giữ nhiệt, bên ngoài là quần có lớp chống thấm để cản gió, cản nước xâm nhập vào cơ thể. Nếu bạn biết nhiệt độ sắp ở mức dưới 0 độ, bạn có thể cân nhắc mặc quần cho người trượt tuyết.
Chuẩn bị găng tay và đôi ủng khi đi du lịch Tây Bắc vào mùa đông
Bỏng lạnh là một mối nguy hiểm thực sự ở nhiệt độ dưới 0 độ C. Nó có nhiều khả năng ảnh hưởng đến ngón tay, ngón chân và mặt. Vì vậy việc giữ ấm chân, tay là rất quan trọng. Bạn có thể cân nhắc mang hai đôi găng tay – một lớp lót ấm và một đôi bên ngoài không thấm nước (có thể chọn găng tay trượt tuyết không thấm nước để cách nhiệt tốt hơn). Một chiếc mũ có chất lượng tốt, tốt nhất là mũ có lớp đệm mỏng và có gọng cổ hoặc vải theo công nghệ giữ nhiệt sẽ giúp giữ ấm cho bạn.
Hãy chuẩn bị một đôi ủng có độ rộng vừa, phải chống thấm nước. Đặc biệt là mặt đế có độ ma sát cao để giảm trơn trượt trong điều kiện đường trơn ướt vì băng giá, tuyết. Luôn nhớ mang tất ấm bằng chất liệu len, chất liệu giữ nhiệt để các ngón chân không bị cóng.
Không nên đi một mình ở nơi không có người
Nếu lần đầu bạn đi núi vào mùa đông. Bạn hãy chọn điểm đến bạn đã biết rõ hoặc nếu không nhất định phải đi với một người dẫn đường có kinh nghiệm (tốt nhất là người địa phương). Đi đông người luôn an toàn hơn là đi một mình. Ít nhất là bạn có người cùng chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến du lịch độc đáo
Thường xuyên giữ liên lạc với gia đình, bạn bè
Luôn báo cho ai đó ở nhà và nếu ở tại địa phương; một người nào đó tại chỗ ở biết bạn sẽ đi đâu. Dù bạn đi đâu, điều này đúng với bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng rất quan trọng trong chuyến đi núi vào mùa đông, nơi thời tiết có thể thay đổi đột ngột.
Hãy bảo đảm điện thoại di động của bạn được sạc đầy. Để bạn có thể thực hiện cuộc gọi (mang theo cả nguồn điện dự phòng). Luôn lưu số điện thoại khẩn cấp của lực lượng cứu hộ vùng núi và mang theo thiết bị thu hút sự chú ý nếu chẳng may bạn gặp sự cố.
Chuẩn bị túi thuốc cá nhân cho bản thân
Dù đi đâu xa, cũng luôn nhớ mang theo mình một túi thuốc cá nhân gồm thuốc cảm; thuốc tiêu hóa, băng dính cá nhân,… Trong điều kiện thời tiết lạnh giá của vùng núi. Bạn hãy nhớ mang theo nước muối biển xịt mũi thường xuyên để không bị khô; tránh tình trạng chảy máu cam. Và cũng đừng quên mang theo hộp Cao Sao Vàng để giữ ấm bụng, gan bàn chân, bàn tay….
Dự trữ lương thực và thức ăn hàng ngày
Thời tiết lạnh giá khiến cơ thể nhanh mất nhiệt. Vì vậy, hãy chuẩn bị một chút đồ ăn, nước ấm để cơ thể được cung cấp năng lượng kịp thời. Để bạn không bị mất nước trong tiết trời lạnh giá.
Đặc sản Tây Bắc bạn nên ăn khi đến đây
Lá ngón xào tỏi
Nghe đến lá ngón, nhiều người hẳn sẽ phải thốt lên rằng “lá ngón thì làm sao mà ăn được”. Bởi lá ngón tính “độc” của chúng, nghe đâu chỉ cần ăn 2 – 3 lá là đã đủ dẫn đến tử vong. Nhưng bạn chẳng thể ngờ rằng ở Mường So (Lai Châu) người ta đã chế biến loại lá này thành món ăn. Nó từ lâu đã trở thành đặc sản.
Thực ra lá ngón có 2 loại là có độc và không có độc. Và món lá ngón xào tỏi đương nhiên là chế biến từ loại không có độc rồi, thậm chí có thể dùng lá ngón nấu canh cũng rất ngon.
Cá bống vùi tro
Nếu có dịp đến với huyện Phong Thổ; bạn chớ bỏ qua món cá bống vùi tro – đặc sản của đồng bào dân tộc Thái. Cá bống có sẵn ở các con sông, suối. Sau khi bắt về được sơ chế sạch sẽ và tẩm ướp với các gia vị đã được băm nhỏ như sả; ớt, gừng, hạt tiêu, mắc khén, húng, hom…
Sau khi ướp khoảng 15 – 30 phút, cá sẽ được gói gọn trong lá dong và vùi vào tro nóng; khoảng 30 phút lại lật lại một lần, cứ như thế vài lần cá sẽ chín.
Hi vọng với một số điều lưu ý trên đây của chúng tôi. Nó sẽ giúp ích cho các bạn trong chuyến đi sắp tới của mình.